Hầu hết các gia đình trước khi bắt tay vào xây dựng nhà đều tìm hiểu rất kĩ về quá trình xây dựng. Cũng như những kinh nghiệm cần thiết khi xây dựng công trình hay nhà để đảm bảo công việc xây diễn ra suôn sẻ và không gặp quá nhiều khó khăn, trở ngại. Nhưng nhiều người vẫn lại bỏ qua tìm hiểu về vữa xây dựng. Việc này là không nên bởi muốn công trình tốt thì vữa xây dựng cũng phải đạt được chất lượng tốt. Bởi nó góp phần hầu như hết cả công trình xây dựng của chúng ta.
Vữa xây dựng là gì?
Vữa xây dựng là một trong những thành phần hết sức quan trọng trong các hoạt động xây dựng thi công. Nó chính là chất kết dính các viên gạch lại với nhau và tạo nên sự kiên cố cho công trình. Chính vì thế, mặc dù không phải là vấn đề xa lạ. Song nó vẫn luôn chiếm được sự quan tâm nhất định của bất cứ đơn vị phụ trách thi công nào.
Vữa xây dựng được tạo thành của hỗn hợp của cát, nước và xi măng. Đây là loại vữa phổ thông nhất được sử dụng. Nó là hỗn hợp được chọn nhân tạo một cách hợp lý nhất. Tất cả các thành phần trong vữa được trộn đều với nhau theo tỉ lệ nhất định. Để đảm bảo tính cứng rắn, kết dính cần thiết. Trong một số trường hợp cần thiết thì có thể cho thêm 1 số phụ gia để có được tính năng đặc biệt.
Các tính chất của Vữa xây dựng
1.Tính lưu động
Tính lưu động hay còn gọi là tính dẻo, thể hiện độ khô, dẻo hay nhão của vữa. Tính lưu động phụ thuộc vào nguyên liệu, tỷ lệ pha trộn và thời gian pha trộn.
Tính lưu động ảnh hưởng nhiều đến năng suất, chất lượng của công việc xây trát. Vì thế khi thi công cần xác định tính lưu động của vữa để phù hợp với tính chất công việc, thời tiết,…
2. Tính giữ nước
Tính giữ nước là khả năng giữ nước của vừa từ khi trộn đến khi sử dụng. Vữa để lâu thường xảy ra hiện tượng phân bằng, tức là cát lắng xuống, còn tầng nước ở bên trên, làm cho chất lượng vữa kém, khó thi công.
Ngoài ra, trong quá trình sử dụng vữa ta phải chú ý đến độ dẻo và độ đồng đều.
3. Tính bám dính
Khả năng liên kết của vữa với gạch, mặt trát, láng, ốp,… chính là tính bám dính của vữa xây dựng. Vữa bám dính kém sẽ làm giảm chất lượng sản phẩm cũng như mất nhiều thời gian thi công.
4. Tính chịu lực
Tính chịu lực của vữa chính là khả năng chịu được lực của vữa dưới nhiều tác động, được biểu thị bằng độ chịu lực (đơn vị tính là daN/cm2 hoặc kN/cm2).
Khi dùng vữa ta phải dùng đúng loại vữa có tính chịu lực phù hợp với từng công trình.
5. Tính co nở
Tính co nở chính là quá trình khô hoặc bị ẩm ướt. Độ khô và đông cứng của vữa, hay còn gọi là co ngót. Do vữa có độ co ngót lớn, nên thường xảy ra hiện tượng rạn nứt, bong phồng làm giảm chất lượng vữa. Vì vậy trong quá trình thi công, để vữa co ngót từ từ, tránh tình trạng co ngót đột ngột làm ảnh hưởng đến chất lượng.
Các thành phần cấu tạo của vữa xây dựng
Chất kết dính
Để chế tạo vữa thường dùng chất kết dính vô cơ như xi măng pooclăng, xi măng pooclăng hỗn hợp, xi măng pooclăng xỉ hạt lò cao, xi măng pooclăng puzolan, vôi không khí, vôi thủy, thạch cao xây dựng v.v…
Việc lựa chọn sử dụng loại chất kết dính phải đảm bảo cho vữa có cường độ và độ ổn định trong điều kiện cụ thể.
Trong môi trường khô nên dùng vữa vôi mác 4.
Để đảm bảo cường độ và độ dẻo nếu không có yêu cầu gì đặc biệt nên dùng vữa hỗn hợp mác 10 – 75. Trong môi trường ẩm ướt nên dùng vữa xi măng mác 100 – 150.
Vôi rắn trong không khí thường được dùng ở dạng vôi nhuyễn hoặc bột vôi sống. Nếu dùng vôi nhuyễn phải lọc sạch các hạt sạn.
Cốt liệu
Cốt liệu cát là bộ xương chịu lực cho vữa đồng thời cát còn có tác dụng chống co ngót cho vữa và làm tăng sản lượng vữa.
Để chế tạo vữa xây dựng có thể sử dụng cát thiên nhiên hoặc cát nhân tạo nghiền từ các loại đá đặc hoặc đá rỗng.
Chất lượng cát có ảnh hưởng nhiều đến cường độ của vữa.
Phụ gia
Khi chế tạo vữa có thể dùng tất cả các loại phụ gia như bê tông.
Bao gồm phụ gia vô cơ: như đất sét dẻo, cát nghiền nhỏ, bột đá puzolan hoặc phụ gia hoạt tính tăng dẻo.
Việc sử dụng phụ gia loại nào, hàm lượng bao nhiêu đều phải được kiểm tra bằng thực nghiệm.
Nước
Nước dùng để chế tạo vữa là nước sạch, không chứa váng dầu mỡ, lượng hợp chất hữu cơ không vượt quá 15mg/l, độ pH không nhỏ hơn 4 và không lớn hơn 12,5.
Quy trình trộn vữa xây dựng
Trộn đều cát và xi măng theo tỷ lệ đã chọn cho đến khi đồng nhất. Sau đó cho nước sạch vào từ từ và trộn đều cho đến khi đạt được hỗn hợp vữa có độ nhão vừa phải (cảm nhận theo kinh nghiệm).
Nếu vữa quá khô sẽ khó thi công, không điều chỉnh viên gạch được, nhanh bị đông cứng, nếu cần phải điều chỉnh hoặc đặt lại viên gạch thì vữa sẽ mất độ kết dính. Bạn có thể đổ thêm nước cho đến khi hỗn hợp vừa đủ dùng.
Nếu quá nhão thì gạch xây sẽ bị chảy xệ, không giữ vững được vị trí cần đặt, khó lấy được thẳng và phẳng. Vữa quá ướt khi đông cứng sẽ không đạt được độ chắc khoẻ tốt nhất. Khắc phục bằng cách trộn thêm hỗn hợp khô xi măng-cát.
Mua vữa xây dựng tại đâu?
Công ty Vĩ Đạt chúng tôi chuyên cung cấp vữa xây dựng cho các công trình xây dựng lớn tại Phú Yên và trên toàn quốc.
Để đảm bảo công trình xây dựng chất lượng tốt nhất nên sử dụng vữa cho công trình của bạn. Vữa xây dựng của công ty chúng tôi được sản xuất theo Quy chuẩn QCVN: 16:2014/BXD và đạt tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008. Hiện nay vữa được sử dụng rộng rãi cho các công việc như: Vữa chuyên dụng cán nền, vữa bê tông xây tô, vữa bê tông đổ lót, vữa bê tông bù mặt phẳng.